Sau đây sẽ là những thông tin tìm hiểu chi tiết về trục bánh xe lôi tiêu chuẩn bao gồm: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các loại trục bánh xe ba gác phổ biến…
Trục xe ba bánh là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của hệ thống cầu sau xe. Chúng có vai trò kết nối trực tiếp 2 bánh sau của xe lại với nhau. Đồng thời, truyền lực mô men của động cơ tới các bánh xe. Làm cho bánh xe hoạt động và di chuyển được.
Ngày nay, trục bánh xe lôi còn được mọi người biết đến với tên gọi khác là cầu xe ba gác hoặc là cầu sau xe.
1. Cấu tạo cơ bản của trục xe lôi
Bộ phận trục bánh xe ba gác được chế tạo và lắp ráp kết hợp với các bộ phận khác trên xe. Nhằm tạo nên một tổng thể thống nhất, liên kết chặt chẽ. Giúp xe di chuyển nhịp nhàng và hiệu quả.
Về cơ bản, một trục bánh xe lôi đạt tiêu chuẩn sẽ thường có cấu tạo gồm những bộ phận chính như sau:
+ Trục các đăng (Propeller shaft): Có vai trò truyền lực cuối
+ Bán trục trong (Inner half shaft)
+ Bán trục ngoài (Outer half shaft)
Bán trục trong và bán trục ngoài sẽ kết nối các bánh răng của bán trục với bánh xe.
+ Vỏ bộ vi sai (Rotating cage): Được gắn lên các bánh răng bị động
+ Bánh răng bị động (Crown wheel)
+ Bánh răng hình nón (Pinion): Ăn khớp với bánh răng bị động để giảm số vòng quay – tăng mô men
+ Bánh răng lớn (Large gear)
+ Bánh răng nhỏ (Small gear): Kết nối và điều khiển tốc độ của bánh răng bán lớn.
Ngoài ra, trục bánh xe ba gác có thể sẽ gồm một số các linh kiện và phụ tùng liên quan khác. Mới có thể tạo nên được hoạt động hiệu quả và nhịp nhàng cho chuyên động của xe. Nhưng về cơ bản thì những bộ phận trên đây là bắt buộc phải có và không thể thiết trong cấu tạo cơ bản của cầu trục xe lôi.
2. Nguyên lý hoạt động của cầu trục xe ba gác
Với những bộ phận cơ bản và nhiệm vụ của từng chi tiết cấu tạo như trên. Thì nguyên lý hoạt động của cầu trục sau xe ba gác sẽ có vận hành như sau:
Khi tài xế điều khiển cho xe chạy thằng, các bánh răng nhỏ sẽ chỉ quay xung quanh trục của bộ phận vỏ bộ vi sai. Chứ chúng không tự quay quanh trục của mình. Khi đó, cả hau bán trục trong và ngoài sẽ quay cùng vận tốc. Nên cả 2 bánh xe sẽ cùng di chuyển đồng thời trên quãng đường.
Khi tài xế đánh lái vào cua, thì các bánh răng nhỏ lúc này sẽ vừa quay quanh trục vỏ bộ vi sai. Vừa tự quay quanh trục của mình. Điều này làm cho 2 bán trục quay với vận tốc khác nhau. Giúp 2 bánh sau của xe có thể di chuyển quãng đường khác nhau mà không lo hiện tượng trượt bánh.
Các loại trục bánh xe lôi phổ biến
Hầu hết các loại xe lôi đạt tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của dòng xe ba bánh hiện nay đều được lắp đặt 3 loại cầu trục gồm:
+ Cầu trục dầu
+ Trục láp xe ba bánh
+ Cầu trục man
Những đặc tính, ưu và nhược điểm riêng của trục bánh xe:
1. Trục cầu dầu
Cầu dầu được chế tạo theo cơ cấu của trục đăng truyền lực. Nhằm tạo ra chuyển động cho bộ phận cầu sau của xe ba gác. Phần thành láp được lắp kết nối từ bộ vi sai truyền mômen đến hệ thống bánh răng nhỏ trên ổ trục của bánh xe lôi.
Để loại trục bánh xe này hoạt động được thì chúng cần phải được bôi trơn bằng dầu. Chính vì vậy mà loại cầu trục này được gọi là cầu dầu hoặc trục dầu. Toàn bộ các bộ phận của bánh răng nhỏ đều ngập trọn dầu. Bởi nhờ độ bôi trơn của dầu nhớt mà các khớp vận hành được đảm bảo ổn định và có khả năng tản nhiệt tốt hơn.
Một ưu điểm lớn nhất của cầu dầu chính là chúng có khả năng chịu lực xoắn rất lớn.Khi di chuyển tại những địa hình xấu, lầy lội. Thì việc sử dụng xe lôi cầu dầu thì sẽ không lô bị gãy như loại trục láp.
Bên cạnh đó, mặt hạn chế của loại cầu trục này là tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với cầu láp. Do trong trục cầu dầu đòi hỏi phải có lượng bôi trơn lớn để giúp gia tăng lực cản. Đặc biệt, nếu xe ba bánh của bạn sử dụng loại cầu trục dầu thì hãy chú ý thời gian thay dầu nhớt định kỳ cho chúng.
Cầu láp được đánh giá là một trong những loại cầu trục được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Bởi loại trục bánh này phù hợp và áp dụng được hầu hết cho tất cả các dòng xe ba bánh có cơ cầu các đăng để truyền động cho cầu sau.
Trục láp được lắp kết nối từ bộ vi sai đến bánh xe. Đồng thời chúng được nối cứng với bộ phận bánh sau xe thông qua hệ thống bulong bắt trực tiếp vào mặt bích. Cầu trục láp được bôi trơn bằng mỡ bò thông thường.
Những ưu điểm lớn nhất của loại cầu láp xe ba gác là rất lợi dầu và dễ bảo dưỡng, vệ sinh. Nhờ vậy mà chúng có thể dễ dàng được thay thế hoặc sữa chữa. Đặc biệt là loại cầu trục này có khả năng chạy đường trường tốt hơn.
Tuy nhiên, cầu láp tồn tại một số nhược điểm lớn là dễ bị gãy trục truyền động khi di chuyển tại những địa hình gồ ghề, lầy lội như vùng đồi dốc cao,…
Cách phân biệt cầu dầu và cầu láp: Nhìn vào mặt bích giữa mâm xe. Thông thường, mặt bích của cầu dầu sẽ lớn hơn so với cầu láp rất nhiều. Và thường có lỗ để đổ dầu bôi trơn.
3. Trục bánh Man xe ba gác
Cầu man được đánh giá là một loại cầu trục tốt, chất lượng cao.
Chính vì vậy mà sản phẩm cầu trục bánh xe lôi này cũng được sử dụng và lắp ráp nhiều cho các dòng xe ba bánh chở hàng.
Ưu điểm của trục bánh Man xe ba bánh là có độ bền tốt. Có độ cứng cáp cao và khả năng hoạt đồng bền bỉ tốt hơn so với cầu láp.
Ngoài ra thì cầu Man cũng vẫn có một vài nhược điểm khi di chuyển tại những địa hình gồ ghề, lầy lội là cũng có thể sẽ bị gãy trục truyền động.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cũng như các loại trục xe lôi tốt nhất hiện nay.
Mọi thắc mắc chi tiết khác về xe ba bánh chở hàng mời Bạn liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.