Thay vì đóng học phí, học sinh ở Trường Akshar, bang Assam, Ấn Độ, đem rác nhựa từ nhà tới trường.
Mỗi tuần, các em chỉ cần mang khoảng 25 mẩu rác thải nhựa tới trường là đủ "đóng" học phí, từ chai nhựa đến túi nilông...
Ở trường, các em được học tiếng Anh, toán và khoa học.
Lên cấp 2, chương trình giảng dạy sẽ lồng ghép dạy nghề mộc, thêu, tái chế, nhiếp ảnh và cả khóa học kỹ thuật viên năng lượng mặt trời.
Những học sinh lớp lớn được khuyến khích dạy đàn em những thứ các em biết, và được trường trả công.
Học sinh được trả công dựa trên kỹ năng và kiến thức của các em, và sẽ bị phạt nếu có hành vi xấu.
Các em còn kiếm được tiền nhờ làm việc cho Trung tâm tái chế của trường sau giờ học.
Những viên gạch này được dùng làm vật liệu xây dựng cùng với xi măng.
Bồn cây này được xây từ khoảng vỏ 200 chai nhựa và 4.000 túi nhựa (khoảng một nửa không thể tái chế).
Trường cũng dạy cho học sinh và phụ huynh những tác hại của nhựa.
Sáng lập ngôi trường độc đáo này là Mazin Mukhtar và vợ, Parmita. Theo Parmita, nhiều phụ huynh ở khu vực thường đốt nhựa để sưởi ấm và họ đã bị sốc khi biết về những tác hại của việc làm này đối với sức khỏe con cái và cả bản thân họ.