Tin tổng hợp

Hiệp sĩ Tống Văn Thơm từ người nghèo thành vua tái chế rác

Hiệp sĩ Tống Văn Thơm từ người nghèo thành vua tái chế rác

18/06/2019 8:44:23 AM | 820

Ngôi nhà hai tầng thuê trên đường Lê Văn Khương, quận 12, TP.HCM của ông Tống Văn Thơm chất đầy các loại đồ tái chế, còn bằng khen, kỷ niệm chương được treo, dựng khắp nơi. Đó là thành quả và ghi nhận của xã hội suốt 22 năm của ông - người được mệnh danh “chuyên gia tái sinh rác thải”.

Hiệp sĩ Tống Văn Thơm từ người nghèo thành vua tái chế rác 1
Năm 20 tuổi, ông làm quản lý cho một xưởng sửa chữa điện tử. Vì thế, trong gia tài rác của ông Thơm có rất nhiều món đồ biết “hát” như máy quay đĩa, máy chụp hình, cassette, radio, TV, âm ly, máy chiếu... đều  được ông "tái sinh" từ rác. "Tôi tâm đắc nhất là những đồ thiết bị điện tử được sản xuất khoảng 40 năm trước, người ta vứt đi, tôi đem về làm "sống" lại. Chúng có những giá trị rất riêng mà đồ sản xuất thời nay khó có được, ví như những chiếc đài của Nhật sản xuất bị hư, tôi có thể thay bằng đĩa nén nên có thể hát được bình thường" - ông Thơm chia sẻ.
Hiệp sĩ Tống Văn Thơm từ người nghèo thành vua tái chế rác 2

Trong hơn 2.000 món đồ tái chế từ rác thải của ông Thơm, có khoảng 1.000 sản phẩm các loại có giá trị lớn, được nhiều người hỏi mua với giá cao nhưng ông chưa bán hoặc không muốn bán. Sản phẩm mà ông Thơm gìn giữ và yêu quý nhất là chiếc đàn xếp, ông cho biết còn cưng nó hơn cả con. "Một Việt kiều Pháp muốn mua với giá 2.000USD nhưng ông không bán" - ông bảo vậy. "Chiếc đàn organ cũ, đời đầu tiên hơn 30 năm, hiện giá của nó khi biết "hát" là 20-30 triệu" - ông Thơm nói và cho hay, khi ông mang chiếc đàn này về thì nó bị hỏng nặng, chỉ còn bộ ruột. Sau khi mày mò sửa chữa, thêm vài phụ kiện, giá đỡ từ hộp nhựa, băng phim, lon nước yến… nó đã có thể chơi được nhạc. Chiếc đàn hiện để trần vì ông Thơm chưa kiếm ra "áo" mặc cho nó thật ưng ý.

“Với tôi, mọi vật đều có linh hồn”

Là một thợ cơ khí lành nghề, từng sửa chữa, phục hồi các loại xe cơ giới, tham gia đóng, trục vớt tàu thuyền,... ông Tống Văn Thơm, Chủ tịch Nghiệp đoàn rác thải dân lập quận 5 (TP.HCM) lại không có cơ hội sinh tử với nghề. Nửa cuối cuộc đời, ông gắn bó với rác thải, dựa vào rác nuôi sống bản thân, gia đình. Ông nhớ lại: “Năm 1970, gia đình tôi từ Campuchia trở về Việt Nam. Lúc đó, tôi 20 tuổi. Khi ở Campuchia, 10 tuổi, tôi đã được cha mẹ cho theo học trường bách nghệ của Pháp nên về Việt Nam, tôi được nhận vào làm cơ khí, tham gia công tác đóng tàu, đóng nhà hàng nổi Mỹ Xuyên, trục vớt sà lan tại Cần Thơ”.

Hiệp sĩ Tống Văn Thơm từ người nghèo thành vua tái chế rác

Ông Tống Văn Thơm và "tác phẩm" được chế tác từ rác thải. (Ảnh: Hà Nguyễn)

Giải phóng, ông tiếp tục được tuyển chọn vào xưởng sửa chữa, phục hồi xe cơ giới, máy ủi, máy xúc. Sau đó, được nhận vào làm việc tại nhà máy đóng tàu Ba Son (TP.HCM). “Tôi có nhiệm vụ lặn, xác định vị trí tàu chìm, tìm cách sửa chữa, hàn lại rồi tiến hành trục vớt. Tôi thường lặn sâu dưới nước nhiều giờ liền, sức khỏe yếu dần nên được nghỉ hưu non”, ông Thơm nhớ lại.

Phải giã từ nghề mơ ước, ông Thơm hụt hẫng, lận đận tìm nghề mới. Lúc đó, ông nhận thấy Sài Gòn (cũ - PV) nhiều rác thải. Những năm 1980, dịch vụ công ích chỉ quét đường và thu gom rác tại các cơ quan, đơn vị. Rác ở chợ, rác sinh hoạt vứt bừa bãi bên đường, chất thành từng đống tại khu vực chợ Hòa Bình (quận 5, TP.HCM) gây ô nhiễm, bốc mùi hôi thối.

Hiệp sĩ Tống Văn Thơm từ người nghèo thành vua tái chế rác 3

Ông Thơm trong một lần được vinh danh. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Ông nói: “Lúc đó, tôi cần việc làm, dân cần người gom rác. Tôi đánh liều đi gom rác thuê. Mỗi nhà, tôi thu 50 xu. Một mình làm không xuể, tôi đứng ra tập hợp một số người không có việc làm, nhận thu gom rác thải tại chợ Hòa Bình và các hộ dân trong khu vực. Nghiệp đoàn rác thải dân lập ra đời”. Những lúc rảnh rỗi, ông tìm cách phục chế phế phẩm thu gom được. Sau gần 40 năm, ông đã tìm thấy linh hồn rác thải trong thế giới phế phẩm, biến lon bia, nước ngọt thành loa nghe nhạc, vỏ dừa thành vật trang trí đáng yêu như cây dừa, con cú, con nhện,...

Nhiều mô hình xe đạp, xích lô, rô bốt,... cũng được ông tạo nên từ các vật dụng vứt bỏ. Những món đồ tái chế được tổ chức Hành động vì môi trường mang đi triển lãm trong và ngoài nước. “Trong lúc thu gom rác, cái gì còn xài được, tôi đem về nhà tìm cách phục chế, sáng tạo ra vật dụng hữu ích. Với tôi, mỗi đồ vật đều có linh hồn”, ông Thơm nói thêm.

“Hiệp sĩ” cứu thương đường phố

Trên chiếc xe cà tàng của mình, ông trang bị vô số “đồ chơi”. Ở đó có chiếc còi hú của xe cấp cứu và tủ thuốc cứu thương mini. Ông cho biết, ngoài việc điều hành nghiệp đoàn thu gom rác thải, hơn 10 năm nay, ông là chủ chiếc xe cứu thương 2 bánh.

Ông rong ruổi khắp đường phố, giúp đỡ những người không may gặp nạn. Ông nói rằng, ý tưởng ấy xuất phát từ lần ông bị tai nạn. “Khoảng 10 năm trước, tôi  bị máy ép rác kẹp ngón tay, giập xương. Không có ai giúp đỡ, tôi cắn răng chịu đau, tự mình sơ cứu rồi vào bệnh viện chữa trị. Từ đó, tôi thấm nỗi đau đớn khi gặp nạn không người giúp. Khi cuộc sống tạm ổn, tôi nghĩ đến việc không để ai gặp nạn trên đường phải chịu cảnh như mình”, ông chia sẻ.

Hiệp sĩ Tống Văn Thơm từ người nghèo thành vua tái chế rác 4

Ngoài các vật dụng tự chế từ rác thải, tường nhà ông Thơm bị lấp kín bởi nhiều bằng khen. (Ảnh: Hà Nguyễn)

Nghĩ là làm, ông bỏ tiền mua bông băng, thuốc sát trùng,... chất đầy tủ thuốc mini đặt phía sau chiếc xe cũ. Những ngày đầu, thấy ông chất đầy những thứ linh tinh trên chiếc xe cà tàng, ai cũng cười, cho rằng ông... “có vấn đề”. Tuy nhiên, sau lần ông sơ cứu cho vị bác sĩ của bệnh viện Nguyễn Tri Phương (quận 5, TP.HCM), mọi người đã hiểu.

Ông kể: “Hôm đó, tôi đang đi trên đường thì gặp vụ va quẹt xe. Người đàn ông chạy xe máy té nhào xuống đường. Tôi dừng xe, chạy đến và phát hiện người này bị trật khớp chân, đau đớn không ngồi dậy được. Tôi liền băng bó vết thương, sửa lại khớp chân, cố định lại rồi mới đưa ông ta vào bệnh viện. Lúc tôi dìu ông ta lên chiếc xe để chở ông đi, ông ta còn rút điện thoại ra chụp hình chiếc xe của tôi. Ông ta cười, nói: “Hồi nào giờ chỉ thấy xe cứu thương 4 bánh chứ chưa thấy xe cứu thương 2 bánh bao giờ”. Vào đến bệnh viện, tôi mới biết ông ấy là bác sĩ. Từ đó, ông tài trợ luôn cho tôi bông băng, thuốc men để tôi giúp người khác”.

Hiệp sĩ Tống Văn Thơm từ người nghèo thành vua tái chế rác 6

Chiếc xe cứu thương 2 bánh tự chế độc đáo của "hiệp sĩ" cứu thương đường phố. (Ảnh: Hà Nguyễn)

Mới đây nhất, trên đường đi làm, ông lại phát hiện 2 mẹ con gặp tai nạn giao thông khiến cháu bé té ngã, đầu va xuống đường. Ngay lập tức, ông chạy đến đưa cháu bé cùng mẹ cháu lên vỉa hè sơ cứu. “Lúc đó, đường khá đông nhưng mọi người chỉ xúm lại xem và bảo nhau gọi xe cấp cứu. Người mẹ có vẻ không nguy hiểm, chỉ trầy da, nhưng cháu bé bị đập đầu xuống đất, chảy máu khá nhiều. Tôi lo nếu không sơ cứu kịp cháu có thể bị mất máu. Do đó, tôi lập tức băng bó, cầm máu rồi gọi taxi, đưa cháu đến bệnh viện và gọi điện báo cho người nhà hai mẹ con đến làm thủ tục nhập viện”, ông nhớ lại.

Hơn 10 năm, một mình giúp đỡ những người gặp nạn trên đường, ông Thơm đã cứu nhiều nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Mọi người gọi vui ông là “hiệp sĩ cứu thương”. Nhưng trên hành trình thiện nguyện lặng thầm ấy, ông cũng gặp không ít phiền muộn. Có người ác miệng đặt điều nói ông tự ý cứu thương làm tiền người bị nạn. Ông còn bị các đối tượng xấu giả vờ bị tai nạn để ông cấp cứu rồi lu loa nói ông lấy trộm, chiếm đoạt tài sản quý. Tuy nhiên, sau nhiều năm kiên trì, đến nay, công việc của ông đã được người đời nhìn nhận với ánh mắt trân trọng.

Được nhiều tổ chức vinh danh

Tổ chức “Hành động vì môi trường và phát triển (ENDA)” đã nhiều lần vinh danh ông Tống Văn Thơm vì những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường sống. Ông được tổ chức này giới thiệu làm Chủ tịch Nghiệp đoàn rác thải dân lập quận 5 suốt nhiều năm qua. Tấm lòng và nghĩa cử của ông Thơm cũng được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 5 ghi nhận, trao tặng giấy khen Người tốt việc tốt.

**------------------------------------------**

Mời liên hệ để có giá tốt nhất:

Công Ty TNHH Công Nghiệp Môi Trường Quang Minh

Chuyên cung cấp: Xe gom rác | xe gom rac | Thùng rác | Bốt gác | Bảo hộ lao động | Thiết bị thu gom rác uy tín #1 Hà Nội - Chung tay vì môi trường Việt Nam "Xanh, Sạch, Đẹp"
✔️ Nhiều chủng loại kích thước mẫu mã khác nhau phù hợp với thị yếu của người dùng.
✔️ Vận chuyển hàng trên toàn quốc.
✔️ Nhận order theo yêu cầu của quý khách hàng.
✔️ Giá cả cùng chất lượng luôn là cạnh tranh nhất.

Địa chỉ: Thôn Thượng, Xã Dương Hà, Huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội

Điện thoại: 090.360.1118 - Fax: 0989.096.024
Hotline: 090.360.1118 hoặc 0989.096.024 (Online 24/7) - Giao hàng toàn quốc
Email: quangminh.pkd1@gmail.com
Website: www.moitruongquangminh.com


Bài viết cùng chuyên mục

• Thùng rác hình thú tô điểm cho cảnh quan thêm sinh động (17/02/2023)

• Phạt đến 1 triệu đồng nếu không phân loại chất thải sinh hoạt từ 25.8.2022 (09/08/2022)

• Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe quét đường hút bụi (05/11/2021)

• Nan giải bài toán rác thải tại các khu cách ly, phong tỏa (21/07/2021)

• Những lưu ý để mua được thùng rác nhựa tốt và bền (12/07/2021)

• Hình ảnh công nhân thoát nước Hà Nội dầm mình trong giá rét (19/01/2021)


Các bài mới nhất

• Sản xuất Xe gom rác đẩy tay 500 lít ống kẽm 3 bánh giao hàng tận nơi trên toàn quốc (23/04/2024)

• Sửa chữa xe ép rác - xe môi trường chuyên nghiệp tại Hà Nội (10/04/2024)

• Cung cấp thùng chứa rác rời hoocklift - thùng chứa phế thải xây dựng, thùng container (18/03/2024)

• Những mẫu thùng rác dùng trang trí cảnh quan bền đẹp có tại Môi trường Quang Minh (18/03/2024)

• Sản xuất Thùng rác inox nắp lật thuận tiện bỏ rác và phân loại rác thải (18/03/2024)

• Xe điện chở rác 3 bánh sản phẩm chuyên dụng chở rác được ưa chuộng (07/02/2024)